Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

MÁY PHÁT ĐIỆN- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ (P2)

Máy phát điện gặp sự cố- Tình huống và cách xử lý cụ thể (P2)- Quý khách vui lòng tham khảo thêm tại bài viết này.
Bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm, Quý khách có thể điện thoại, chúng tôi sẵn lòng tư vấn:
P Chăm sóc khách hàng
ĐT: 043 722 7992/ 0989 608 600


Máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp
SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC
MÁY PHÁT ĐIỆN KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỆN ÁP ĐỊNH MỨC Vôn kế hỏng Thay thế
AVR hỏng Liên hệ với nhà cung cấp
Cháy ZNR Liên hệ với nhà cung cấp
Hỏng VR Liên hệ với nhà cung cấp
Cháy chính lưu Liên hệ với nhà cung cấp
Cháy dây của máy phát Liên hệ với nhà cung cấp
Tốc độ quay quá thấp Liên hệ với nhà cung cấp

ĐIỆN ÁP QUÁ CAO Vôn kế hỏng Thay thế
AVR hỏng Liên hệ với nhà cung cấp
VR hỏng Liên hệ với nhà cung cấp

KHI ĐẤU VỚI PHỤ TẢI, ĐIỆN ÁP XUỐNG QUÁ THẤP Cháy chính lưu Liên hệ với nhà cung cấp
Hỏng AVR Liên hệ với nhà cung cấp
Cháy cuộn cảm hoặc cuộn kích thích Liên hệ với nhà cung cấp
Phụ tải không cân đối Điều chỉnh cân đối

THIẾT BỊ NGẮT MẠCH KHÔNG LÀM VIỆC Hỏng thiết bị ngách mặt Kiểm tra
Mạch phụ tải bị đoản mạch Liên hệ với nhà cung cấp

TIẾNG ỒN KHÔNG BÌNH THƯỜNG Tiếng ồn (Động cơ) Sửa chữa
Trục truyền kém, lỏng các bulong (Máy phát điện) Xiết lại,thay thế
Tiếng ồn bất thường (Vỏ động cơ) Sửa chữa
Tiếng ồn bất thường (Quạt điện) Sửa chữa

RUNG MẠNH Các mối lắp ghép bị lỏng Xiết chặt lại

NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG THẤP Dầu bị đông Sử dụng dầu thích hợp với khu vực
Nước tích tụ trong hệ thống nhiên liệu bị đông Sấy nóng, xả nước khỏi thùng chứa, bầu lọc và ống dẫn nhiên liệu

QUÁ NÓNG Kiếm tra xung quanh Làm thoáng xung quanh
Thiếu nước làm mát Kiểm tra, bổ sung nước
Đai truyền quạt bị trùng Điều chỉnh độ căng
Bộ tản nhiệt bị bẩn Làm sạch bộ tản nhiệt
Bộ ôn nhiệt không tốt Bảo dưỡng, sửa chữa
Quạt điện không tốt Kiểm tra, sửa chữa bộ phận chắn giữ gió

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

MÁY PHÁT ĐIỆN GẶP SỰ CỐ- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Máy phát điện bạn đang sử dụng có vấn đề? Bạn không phải là chuyên gia? Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7 những vấn đề mà bạn còn chưa rõ.
Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ:
P. Chăm sóc khách hàng
ĐT: 3722 7992/ 0989 608 600

Máy phát điện- những “Bệnh” thường gặp và cách xử lý


Máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp


SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN KHẮC PHỤC
BỘ PHẬN KHỞI ĐỘNG KHÔNG LÀM VIỆC HOẶC QUAY VỚI TỐC ĐỘ THẤP Rò Ắc quy Kiểm tra dung dịch ắc quy
Cục đầu dây của Ắc quy không kẹp chặt Làm sạch, xiết
Cháy cầu chì Thay thế
Công tắc khởi động hỏng Thay thế
Động cơ khởi động kém Thay thế
Đứt đường dây Sửa chữa

ĐỘNG CƠ DIESEL KHÔNG KHỞI ĐỘNG TRONG KHI BỘ PHẬN KHỞI ĐỘNG VẪN LÀM VIỆC Bộ phận truyền tốc độ kém Sửa chữa
Thiếu nhiên liệu, dầu Làm sạch, thay phần tử lọc
Có khí trong ống dầu Khử khí (Xả)
Bơm nhiên liệu không làm việc Kiểm tra thay thế cầu trì và bơm nhiên liệu

ĐỘNG CƠ TỰ ĐỘNG DỪNG LẠI, KHÔNG THỂ NÂNG TỐC ĐỘ QUAY CỦA ĐỘNG CƠ LÊN TỐC ĐỘ ĐỊNH MỨC Khí lọt vào ống nhiên liệu Khử khí
Bộ lọc dầu, nhiên liệu bị tắc Làm sạch các bộ lọc, thay thế các phần tử lọc
Nước lọt vào dầu Sửa chữa động cơ
Bầu lọc khí tắc Thay các phần tủ lọc khí

ĐỘNG CƠ DỪNG LẠI VÌ ÁP SUẤT DẦU THẤP Thiếu dầu bôi trơn trong động cơ Thêm dầu
Công tắc dầu không tốt Thay công tắc
Bộ lọc khí tắc Thay phần tử lọc

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC TỐC ĐỘ CAO NHẤT Bộ điều tốc không tốt Điều chỉnh lại
Có khí trong ống dầu Khử khí

TỐC ĐỘ KHÔNG TẢI QUÁ CAO Tay gạt điều tốc điều tiết kém Điều chỉnh bộ điều tiết
TỐC ĐỘ CHẠY KHÔNG TẢI THẤP Có khí trong ống dầu Khử khí

CHỈ SỐ ĐIỆN ÁP KHÔNG CHÍNH XÁC HOẶC KHÔNG CÓ ĐIỆN ÁP Vôn kế hỏng Thay thế
AVR hỏng Liên hệ với nhà cung cấp
Cháy ZNR Liên hệ với nhà cung cấp
Cháy chính lưu Liên hệ với nhà cung cấp
Đứt mạch Roto Liên hệ với nhà cung cấp
Mạch động cơ bị cháy Liên hệ với nhà cung cấp

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

TỦ ATS- TÌM HIỂU CHUNG

Tủ ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.

Tủ ATS, máy phát điện, máy phát điện công nghiệp

*Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi Điện Lưới và Điện Máy bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh.
a. Quy cách chọn tủ Tủ ATS
: Tủ thường được chọn có các yếu tố chính như sau:
* Phù hợp với công suất máy
* Phù hợp với môi trường nhiệt đới, không khí nhiễm muối ven biển và hải đảo.
* Bảo đảm các yêu cầu về tính năng điều khiển
b. Chức năng hoạt động của tủ Tủ ATS :
* Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, điện lưới mất pha, điện lưới có điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được). Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát là 5 – 30 giây
* Khi điện lưới phục hồi, bộ Tủ ATS ngay lập tức chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Máy tự động tắt sau khi chạy làm mát 1 -2 phút.
* Có khả năng vận hành tự động hoặc bằng nhân công.
* Điều chỉnh được thời gian chuyển mạch.
* Có hệ thống đèn chỉ thị.
c. Một số đèn báo và nút nhấn chức năng thường gặp:
* Đèn báo Mains Available sáng báo hiệu Điện Lưới nằm trong phạm vi cho phép.
* Đèn báo Mains On Load sáng báo hiệu Điện Lưới đang cung cấp ra cho phụ tải.
* Đèn báo Generator Available sáng báo hiệu Điện Máy có giá trị cho phép .
* Đèn báo Generator On Load sáng báo hiệu Điện Máy đang cung cấp ra cho phụ tải.
* Hoãn khởi động máy phát (Delay Start), thời gian này tuỳ chỉnh.
* Hoãn phục hồi điện lưới trở lại (Delay On Restoration), thời gian này tuỳ chỉnh.
* Hoãn đóng điện lưới vào phụ tải (Delay On Transfer), thời gian này tuỳ chỉnh.
* Hoãn đóng điện máy vào phụ tải (Warm Up), thời gian này tuỳ chỉnh.
* Chạy làm mát máy ( Cool Down ), thời gian này tuỳ chỉnh.
* Cho phép máy cố gắng khởi động tối đa 03 lần.
* Sạc bình accu tự động (Automatic Battery Charger) điều tiết nguyên tắc xung.
* Bộ ATS cho phép người sử dụng chọn nguồn Điện Lưới hay Điện máy cung cấp ra phụ tải khi cần thiết thông qua công tắc Manual Switch.
d. Lắp ráp và cài đặt:
* Tủ ATS có cấu tạo đơn giản, do đó có thể lắp ráp trong hoặc ngòai nước. Chất lượng tủ ATS phụ thuộc vào thiết bị đóng cắt.
* Thiết bị và linh kiện G7 lắp ráp tại Việt Nam. Thường sử dụng Contactor hoặc máy cắt điện lưới MCCB 3 phase tùy theo công suất máy.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN

Kính gửi quý khách hàng!
Ở những bài viết trước, LAH tư vấn Quý khách hàng về HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN, trong bài viết này, chúng tôi xin tư vấn cho quý khách hàng về QÚA TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN. Cụ thể như sau:


Mô tả công việc
Ghi chú
Bảo trì chế độ A
Kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoạt động ở chế độ dự phòng
Sau 06 tháng họat động ở chế độ dự phòng hoặc sau 250 giờ máy hoạt động (Bảo trì )
- Kiểm tra báo cáo chạy máy
- Kiểm tra động cơ:
·         Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
·         Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
·         Kiểm tra áp lực nhớt.
·         Kiểm tra tiếng động lạ.
·         Kiểm tra hệ thống khí nạp.
·         Kiểm tra hệ thống xả.
·         Kiểm tra ống thông hơi.
·         Kiểm tra độ căng đai.
·         Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
·         Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )
-Bảo trì lần thứ nhất
·         thay bộ lọc nhớt
·         Thay bộ lọc nhiên liệu
·         Thay nhớt máy
·         Vệ sinh bộ lọc gió
Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy
Bảo trì chế độ B
Mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng
Sau 2 – 5 năm họat động ở chế độ dự phòng
(Tiểu tu )
* Kiểm tra và bảo trì động cơ:
- Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm .
- Kiểm tra hệ thống lọc khí:
·         Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
·         Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
·         Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.
- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.
* Thay:
·         Nhớt máy.
·         Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
·         Nước làm mát
-     Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện

Từ 1000 giờ đến 2000 giờ
Bảo trì chế độ C
Mỗi 2000 giờ hoặc 04 – 07 năm hoạt động
ở chế độ dự phòng( Trung tu lần 1 )
-     Làm sạch động cơ.
- Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
- Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )
- Xiết lại những bulông bị lỏng.
- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện

- Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )
- Sau 2000 – 6000 giờ máy họat động phụ tùng cần thay .
·         Bộ lọc nhớt
·         Bộ lọc nhiên liệu
·         Bộ lọc nước
·         Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình ( Nếu cần)
·         Nước làm mát
·         Ong cấp nhiên liệu, các van ống ( Ong dầu nềm )
Từ 2000 giờ đến 6000 giờ
Lưu ý:
Phải có dụng cụ chuyên dùng
Bảo trì chế độ D
Mỗi 6,000 giờ hoạt động hoặc 07 – 10 năm
ở chế độ dự phòng ( Trung tu lần 2 )
- Lập lại chế độ bảo trì C. ( Trung tu )
·         Làm sạch động cơ
·         Kiểm tra hệ thống làm mát
- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.
- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.
- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate
·         Puli cánh quạt.
·         Bộ tăng áp.
·         Bộ giảm chấn.
·         Puli giảm chấn.
·         Puli bơm nước
·         Bơm nhớt dưới gate
·         Máy phát xạc bình
·         Bơm cao áp
·         Các đường ống dẫn nước và khí nạp
- Thay :
·         Bộ sửa chữa bơm nước. ( nếu cần )
·         Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )
·         Bộ sửa Puli trung gian.
·         Thay nước làm mát. + lọc nước
·         Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt
Lưu ý:
Phải có dụng cụ chuyên dùng

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Dịp này ở Việt Nam thiếu điện, điện cắt luân phiên ở nhiều nơi khiến dân tình nhốn nháo. LAH đã nhận được khá nhiều điện thoại cần tư vấn về lựa chọn sử dụng máy phát điện hay kích điện, rồi khi được tư vấn nên sử dụng máy phát điện thì lại hỏi chi tiết về các vấn đề tiếp theo…
Vài dòng đầu này chỉ giải quyết vấn đề: Dùng máy phát điện hay là dùng kích điện cho mùa mất điện năm nay?

máy phát điện, máy phát điện dân dụng

Máy phát điện thì có lẽ quá nhiều người biết về nó rồi, còn kích điện thì nó là cái gì?. “Kích điện” là tên gọi thông dụng về một thiết bị biến đổi từ điện áp thấp-một chiều của ắc quy (12, 24, 48Vdc…) thành điện áp cao hơn -xoay chiều có tần số phù hợp với lưới điện quốc gia đang dùng (ví dụ ở Việt Nam thì điện áp là 220V, tần số 50 Hz).
Kích điện có vẻ giống như những chiếc UPS được dùng cho máy tính, chỉ khác nhau là UPS được trang bị sẵn một vài ắc quy có dung lượng vừa phải ở bên trong, còn kích điện thì không. Có thể gọi kích điện là một cái UPS có ắc quy gắn ngoài cũng được. Nhiều bạn có ý tưởng dùng UPS để cấp điện cho sinh hoạt gia đình trong hoàn cảnh hiện nay, ý tưởng này là được bởi hai thiết bị này gần tương đồng nhau (tuy nhiên cũng có thể sẽ gặp một vài vướng mắc nho nhỏ trong cách sử dụng UPS với thiết bị dân dụng)

Kích đện chắc sẽ được nói thêm nhiều vào một phần ghi chép tiếp sau của phần này, còn bây giờ mình muốn so sánh, lựa chọn giữa sử dụng kích điện hay máy phát điện. Để thuận tiện cho việc so sánh, mình lập một bảng so sánh tóm tắt như sau:
Tiêu chí so sánh Máy phát điện Kích điện (Inverter)
Sử dụng năng lượng Chủ yếu là xăng, một số máy phát điện công suất lớn hơn dùng dầu diesel Năng lượng tích trữ trong các ắc quy (được nạp trước đó)
Công suất Có nhiều loại, công suất từ vài trăm W đến vài chục kW Công suất giới hạn, từ 100W đến vài kW. Công suất càng lớn càng đắt và yêu cầu nhiều ắc quy.
Dạng điện đầu ra - Sóng dạng sin chuẩn.
- Tần số 50 Hz (hoặc 60 Hz cho vùng khác) nếu ở chế độ hoạt động thiết kế chuẩn.
- Đa số dạng sóng xung vuông, một số phần giả sin (rất hiếm loại đạt sin chuẩn 100% – mặc dù quảng cáo là sinh chuẩn ^^).
- Tần số 50 Hz.
Thích hợp sử dụng - Cho mọi loại thiết bị có công suất phù hợp (nhỏ hơn công suất máy phát)
- Tính cơ động cao, có thể hoạt động ở các vùng khác nhau
- Dùng được cho: Ti vi, đèn tuýp điện tử, máy tính
- Dùng được, nhưng hiệu suất thấp đối với các thiết bị có các cuộn dây ở bên trong (quạt, động cơ, tủ lạnh, điều hoà)…
- Có thể vận chuyển dễ dàng, nhưng không dụng được tại nơi không có điện (tàu thuyền, địa phương chưa có điện lưới…)
Ảnh hưởng đến môi trường khi làm việc - Rất ồn, và do đó không phù hợp cho việc hoạt động trong đêm.
- Khí thải độc hại cho con người và môi trường nếu trong không gian hẹp, do đó phải đặt ở nơi có không gian thoáng.
- Không ồn, chỉ nghe thấy chủ yếu là tiếng của quạt làm mát hoặc tiếng rung nho nhỏ của lõi sắt từ.
- Bản thân kích điện không thải khí có hại, nhưng ắc quy dùng kèm có thể có mùi (nếu là loại ắc quy nước, ắc quy kín khí hoặc loại không cần bảo dưỡng thì không gây mùi). Nếu dùng ắc quy khô thì có thể đặt tại mọi vị trí trong nhà miễn là thuận tiện.
Mức độ nguy hiểm khi làm việc Sử dụng nhiên liệu dễ cháy nổ nên khả năng nguy hiểm cao hơn Sử dụng ắc quy là loại có khả năng gây cháy nổ nếu bị làm đoản mạch (chập) hai cực ắc quy.
Bảo dưỡng - Thay dầu nhớt thường xuyên khi hoạt động.
- Nổ máy vài phút mỗi tháng nếu như không sử dụng lâu dài.
Không phải bảo dưỡng, nhưng phải bảo dưỡng ắc quy đi kèm theo kích điện. (Bảo dưỡng ắc quy gồm: châm thêm nước cất, phụ nạp điện sau mỗi khoảng thời gian tuỳ loại ắc quy).
Mức độ dễ sử dụng - Thường phải “giật nổ” bằng động tác dứt khoát khi khởi động nên gây khó khăn khi người sử dụng là phụ nữ và người già. - Chỉ phải bấm hoặc gạt nút để khởi động nên thuận tiện cho mọi lứa tuổi.
Chi phí đầu tư Khoảng hơn 10 triệu (đối với loại máy phát chất lượng tốt) Khoảng hơn 4 triệu (bao gồm kích điện và ắc quy)
Phần trên là phần so sánh giữa các tiêu chí một cách tóm tắt, mình phân tích thêm một số ý mà có thể là sẽ gây khó hiểu trong bảng trên ở dưới đây (tức là cái đơn giản thì thôi không phải nói gì nữa ^^).
Nhiên liệu, năng lượng
Tiêu chí sử dụng năng lượng thực ra mình chỉ quan tâm đến hiệu quả khi trả tiền cho năng lượng sử dụng đó thế nào. Đối với máy phát điện, nhiên liệu sử dụng là xăng (chiếm phần lớn, chủ yếu các máy công suất nhỏ dùng xăng) hoặc dầu (đối với các máy phát điện chính thống có công suất lớn).
Kích điện sử dụng điện lưới để nạp điện vào ắc quy, rồi sử dụng điện được nạp đó sau này để phát điện 220V. Xét về mặt giá trị phải trả thì rõ ràng nhiên liệu xăng sẽ phải trả tiền ngay, còn tiền điện nạp thì cộng vào hoá đơn điện hàng tháng. Phân tích về hiệu quả sử dụng thì chắc là còn phải tốn giấy mực, tuy nhiên chúng tôi tư vấn rằng do giá thành điện ở Việt Nam còn thấp nên việc mua điện để nạp ắc quy sẽ rẻ hơn mua xăng để đổ cho máy phát.
Vậy về mặt này thì kích điện chiếm ưu điểm.
Công suất
Xét về lý thuyết thì hai thiết bị đều có đủ loại công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình cũng như cho cả một công ty nhỏ, tuy nhiên loại thông dụng của máy phát điện thì thường có công suất lớn hơn loại thông dụng của kích điện.
So sánh giữa hai loại này đều không bao giờ đạt chuẩn nếu không đưa thêm yếu tố giá thành vào. Đối với máy phát điện, tỷ số kw/đồng thấp hơn so với một bộ kích điện và ắc quy.
Vậy về mặt này máy phát điện chiếm ưu thế hơn.
Dạng điện đầu ra
Điện áp đầu ra của máy phát cũng như kích điện đều đạt mức 220V, tần số đầu ra có thể dao động quanh mức 50 Hz (nếu như không có sự điều chỉnh nào vào máy phát hoặc sử dụng máy phát điện chuẩn) do đó điện áp và tần số đầu ra của hai thiết bị này không cần phải mang ra so sánh.
Dạng điện đầu ra mới là vấn đề cần nói đến. Đối với máy phát điện – do có cùng nguyên lý hoạt động với các máy phát của các nhà máy điện nên dạng biên độ điện của nó hoàn toàn là hình sin chuẩn, nhưng đối với kích điện thì dạng biên độ điện đầu ra lại là xung vuông.
Dạng điện sin chuẩn thì phù hợp đối với mọi loại thiết bị sử dụng điện (bởi chúng được thiết kế sử dụng cho dạng điện này) nhưng dạng xung vuông lại không không phù hợp với tất cả các loại thiết bị điện. Bạn có thể xem hình dưới đây về vài dạng sóng đầu ra:

Dạng xung vuông thường dùng không tốt đối với các thiết bị có tính cảm kháng – hay hiểu một cách đơn giản là bên trong của nó có nhiều cuộn dây, các thiết bị này bao gồm: quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, điều hoà (có động cơ máy nén), cửa cuốn, đèn tuýp loại sử dụng chấn lưu dây quấn thông thường (còn loại sử dụng chấn lưu điện tử hoặc loại đèn compact tiết kiệm điện thì vẫn sử dụng tốt bình thường). Khi sử dụng kích điện có điện ra dạng xung vuông thì các thiết bị kể trên nếu có chất lượng không tốt thì dễ gây ra nóng, phát tiếng kêu “tè tè”. Tất nhiên là dạng xung vuông này vẫn sử dụng được, nhưng chúng gây hại cho thiết bị mà thôi.
Đối với các loại thiết bị còn lại: Đèn tuýp sử dụng chấn lưu điện tử, đèn compact, ti vi các loại (CRT, LCD…), máy tính, monitor…. thì sử dụng bình thường bởi bên trong các thiết bị này hầu như hoạt động theo nguyên tắc: biến đổi điện xoay chiều thành một chiều, rồi từ đó chuyển đổi sang các loại điện áp sử dụng ở bên trong (hoặc rung lên tần số cao cho việc phát sáng ở các đèn ống)
Vậy thì ở tiêu chí này máy phát điện chiếm ưu thế nổi trội so với kích điện.
Ảnh hưởng môi trường
Mặc dù ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề mà nhiều người chúng ta đã không quan tâm đến, nhưng cái ảnh hưởng của máy phát và kích điện ở đây chắc chắn là liên quan trực tiếp đến người sử dụng và hàng xóm nên chúng ta bắt buộc phải cân nhắc.
Máy phát điện là sự kết hợp giữa một động cơ đốt trong và một máy phát điện nên khi hoạt động chúng luôn phát ra tiếng ồn và thải ra sản phẩm của khí cháy. Tuỳ thuộc vào vị trí đặt máy, công suất của máy phát (và cả tiêu chuẩn khí thải mà máy áp dụng) mà mức độ ảnh hưởng của nó sẽ như thế nào đối với chính người sử dụng và hàng xóm của họ. Đa số người sử dụng thường đặt máy phát trên mặt đất ở gần nhà của họ nên tiếng nổ của động cơ một cách đều đều liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Vậy nên, chúng tôi chúng tôi vẫn tư vấn cho quý khách nên đặt máy trong tầng hầm hoặc trên sân thượng.
Ngược lại với máy phát thì bộ kích điện hoạt động hoàn toàn im lặng, tuy nhiên về khoản khí thải thì cũng có một chút đối với một số loại bình ắc quy mà kích điện sử dụng. Nếu sử dụng ắc quy khô, ắc quy kín khí hoặc ắc quy loại không cần bảo dưỡng thì hoàn toàn không có mùi nào phát ra từ ắc quy trong quá trình nạp điện, với loại ắc quy nước thông thường (mà cách nhận biết đơn giản nhất là các bình ắc quy “nước” thường có các nút đậy các ngăn của bình, loại bình 12V thì có 6 nút như vậy) thì quá trình nạp điện có thể gây ra mùi một chút, tuy nhiên không nhiều. Nếu nhà có thiết kế tầng âm hoặc tầng mái thì việc đặt ắc quy cùng bộ kích điện tại đây là hoàn toàn không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng những người trong nhà.
Vậy về tiêu chí này thì máy kích điện hoàn toàn chiếm ưu thế.
Mức độ dễ sử dụng
Nếu không thuộc loại máy phát điện chạy diesel (hoặc một vài loại máy chạy xăng) có công suất lớn và hiện đại để có thể sử dụng ắc quy và hệ thống “đề” bằng điện thì đa số các loại máy phát đều phải giật nổ. Do động tác giật nổ các máy phát điện phải nhanh và dứt khoát nên gây khó khăn cho người sử dụng không có đủ sức khoẻ cần thiết – nhất là đa số phụ nữ và người già. Đối với kích điện thì việc sử dụng thuận tiện hơn nhiều bởi chỉ phải bấm công tắc khi khởi động.
Do vậy ở tiêu chí mức độ dễ sử dụng thì kích điện chiếm ưu thế hơn.
Chi phí đầu tư
Máy phát điện với công suất từ 1 KVA trở lên trong thời điểm hiện tại  có giá khoảng từ  6 triệu đồng trở lên đối với máy phát điện chạy xăng .
Bộ kích điện luôn phải mua ít nhất hai thiết bị: bộ kích điện, ắc quy. Tuỳ theo dung lượng ắc quy và công suất thiết kế của kích điện mà giá thành bộ này giao động trong khoảng từ 3 đến 6 triệu đồng với loại thông thường, với loại công suất lớn với thương hiệu tốt thì giá thành có thể đến 10 triệu đồng hoặc hơn. Với loại thông thường sẽ có chi phí như sau:
  • Ắc quy loại 100 Ah khoảng 1,5 đến 2 triệu; 150 Ah khoảng 2,5 – 3 triệu (tuỳ loại ắc quy kín khí hay ắc quy “nước”)
  • Kích điện: Loại có biến thế sắt từ 50 Hz (những loại này trọng lượng kích nặng hàng chục kg) giá khoảng 1 triệu cho loại 500W, 2 triệu cho loại 1000W hàng Trung Quốc. Đối với các loại của Việt Nam thì giá đắt thêm khoảng 500 nghìn đến 1 triệu cho cùng công suất. Loại kích điện tử (dùng biến áp xung nên có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn – nhưng cũng có nhược điểm hơn về độ bền) có giá rẻ hơn từ 500.000 đến 1 triệu đồng so với loại biến áp sắt từ có cùng công suất.
  • Sạc ắc quy: Chỉ phải mua cho loại kích nào không tích hợp sẵn sạc, giá khoảng vài trăm ngàn (lưu ý rằng các loại kích có biến áp sắt từ đều được tích hợp sẵn sạc ắc quy)
TÓM LẠI
Vậy tóm lại là thế nào? Chắc chắn rằng chúng tôi không thể lựa chọn thay cho bạn được bởi vì tôi chưa biết khả năng kinh tế và nhu cầu sử dụng điện của bạn như thế nào. Tuy nhiên cũng gộp lại thành một lời khuyên như sau:
- Nếu không gian nhà bạnđặt được máy phát mà ít ảnh hưởng đến bạn và những người xung quanh (hay có thể đặt máy phát trên nóc nhà được), có khả năng chi vài trăm ngàn (ngày nổ 3-5 tiếng) cho một tháng (cắt điện 50%), muốn đun nấu, chạy điều hoà (hay muốn khi mất điện cũng như  có điện) và sẵn sàng bỏ ra khoảng 10 đến vài chục triệu để mua máy ban đầu thì nên mua máy phát điện.
- Nếu bạn muốn bỏ ra chi phí thấp, sử dụng điện tiết kiệm (không dùng tủ lạnh, điều hoà, nấu cơm điện hoặc các thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn), không quên bảo dưỡng ắc quy mỗi 3 tháng trong mùa đông, thì bạn nên mua bộ kích điện và ắc quy.
Trương Mạnh An
(Trong phần so sánh trên không bao gồm loại máy phát “tự chế”: kết hợp giữa một động cơ diesel của Trung Quốc và một củ phát điện lại với nhau)

HƯỚNG DẪN MUA MÁY PHÁT ĐIỆN CHO GIA ĐÌNH

Để mua máy phát điện trước hết bạn yêu cầu dùng làm gì:

Tủ ATS, máy phát điện, máy phát điện dân dụng

1 Nếu sử dụng đèn, quạt : nên chọn máy khoảng 1KW (có thể sử dụng thêm nồi cơm điện) đảm bảo nhu cầu thiết yếu khi mất điện.
2 Nếu gia đình nào chạy điều hòa thì tùy thuộc vào công suất điều hòa mà chọn máy phát.
- Máy phát điện có 2 thông số công suất:
Khi chọn máy theo trường hợp 1 (tức là chỉ sử dụng đồ gia dụng thiết yếu) thì chọn công suất làm việc lâu dài (công suất làm việc).
Khi chọn máy theo trường hợp 2 (tức là ngoài những đồ thiết yếu ra còn có thêm điều hòa, máy bơm…) thì chọn công suất lớn nhất ( để đảm bảo được dòng mở máy cho phép.
VD: Máy điều hòa 9000BTU có công suất 850W thì chọn máy phát có công suất max khoảng (2.5-3)*850W = 2.2KW – 2.6kW là được.
- Máy phát còn một thông số quan trọng nữa cần chọn đó là độ ồn: nên chọn loại có độ ồn < 70dB.
Song điều quan trọng chính là các bạn đừng sính đồ đắt tiền mà chọn hàng nhập khẩu đồng bộ. Bạn có thể chọn mua dòng máy phát điện của Hyundai có linh kiện, vật tư toàn bộ của Hàn Quốc và được lắp ráp tại Trung Quốc, giá thành tốt mà chất lượng thì không có sự khác biệt so với máy nhập đồng bộ. Nếu là hàng chính Hãng thì chắc chắn bạn không mua phải máy dán nhãn 2.7kW song thực tế chỉ phát được 2.0KW.
Chúng tôi cũng bổ sung thêm về các con số trên máy phát điện: Thường máy sẽ ghi là KVA cái này thông thường nhân với hệ số nữa mới ra KW, mà hệ số thì luôn luôn bé hơn 1, thường 0.6 -0.8, tùy theo tải là loại gì. Ở một số các cửa hàng, bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ họ hay nhập nhèm KVA và KW, trong khi đồ dùng chỉ tính W hay KW.
Ngoài ra các máy phát điện không chính hãng thường tự in số KVA hay KW lớn hơn công suất thực. Hàng trôi nổi trên thị trường thậm chí còn dập trên thân máy gấp 1,5 lần.
Chúng tôi khuyên người tiêu dùng: mua máy nhỏ vừa đủ chạy quạt, chiếu sáng và TV thôi, không nhất thiết chạy điều hòa vì lý do kinh tế và độ ồn.
3. Nên chọn mua máy phát nào
  • Nếu khả năng tài chính cho phép, bạn nên chọn máy của hãng có tên tuổi nhưng Cummins, Perkin…
  • Nếu tài chính của bạn ở mực độ vừa phải, bạn có thể tham khảo giá của Hyundai.Tránh tuyệt đối các loại máy vô danh nhập từ Trung Quốc mặc dù có thể tên máy nghe rất kêu, người bán quảng cáo “Hàng Trung Ương”, chất lượng thế nọ thế kia … Máy phát điện là thứ đắt tiền (cả chi phí ban đầu lẫn chi phí vận hành, bảo trì), phức tạp và chỉ thu hồi được tiền đầu tư sau nhiều năm; nếu ham rẻ một chút có thể phải trả giá đắt sau này.
  • Nếu tài chính rất eo hẹp không thể mua được, bạn nên mua cái gọi là “kích điện” – kích từ điện ắc quy thành điện 220V. Có loại rẻ, có loại vừa, có loại đắt. Loại kích điện tốt cũng không rẻ, nhưng ít nhất chi phí vận hành vẫn thấp hơn máy phát điện chạy dầu và sẽ bền nếu bảo trì ắc-quy đúng cách.
Cách tính công suất máy phát
Công suất sử dụng = Công suất máy phát *Hệ số công suất = 0,8 .Đừng tin cái mác 0,95 in trên máy phát – đó là hệ số công suất lý tưởng khi máy phát chạy với tải thuần điện trở (bóng đèn, máy sưởi …); thực tế hệ số công suất nhỏ hơn nhiều do các tải ở gia đình là tải điện cảm.
Công suất sử dụng: cộng công suất tất cả những thiết bị muốn chạy đồng thời tại cùng một thời điểm.
Công suất máy phát = Công suất sử dụng / Hệ số công suất luôn luôn : Công suất máy phát > Công suất sử dụng (không bao giờ bằng hoặc nhỏ hơn, sẽ gây quá tải máy phát).
Nếu muốn an toàn thì công suất máy phát phải tính dư thêm 1,2 lần nữa.
Dưới đây là ví dụ cụ thể về một dòng máy phát điện gia dụng và những thiết bị có thể sử dụng trong 1 gia đình:
1-Máy phát điện:
Hyundai HY2000Sei: 2.0K/ 2.2K. Độ rung và độ ồn thấp (58)
Giá: 18.000.000
2-Tải:
+1 điều hòa Daikin 12,000BTU/Hr inveter.
+ 1 đèn bàn 13W
+ 2 labtop
+ 1 Modem ADSL
+ 2 quạt cây
3-Kết quả:
Dùng thoải mái trong đợt cúp điện (năm 2009 & 2010). Lý do chính là:
a-Điều hòa này có dòng khởi động cực thấp & sau đó tăng dần theo tải:
4-Khởi động:
b- Nên đặt nhiệt độ chênh 1~2 độ so với nhiệt độ phòng ban đầu:
Do sử dụng mạch biến tần & động cơ một chiều, điều hòa có khả năng giàm công suất cho phù hợp với tải.
5- ĐỘ TIẾT KIỆM
Máy chạy gần 2h hết 1l xăng.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Mua máy phát điện không nên ham rẻ

Theo Tập đoàn điện lực VN (EVN), tốc độ tăng trưởng phụ tải năm 2011 tăng cao, dự kiến tăng trưởng hệ thống 17,63%, đặc biệt nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3% nên lượng điện thiếu trong năm nay sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2010.  Một mùa hè được dự báo là thiếu điện trầm trọng sắp đến. Tại thời điểm này, rất nhiều người đã tìm mua máy phát điện để tránh tình trạng phải mua giá đắt như năm 2010.

Tủ ATS, máy phát điện, máy phát điện dân dụng

Rất nhiều người  Cho rằng máy phát điện không dùng thường xuyên, chỉ dùng khi mất điện, không nhất thiết phải mua loại tốt, và bảo hành từ 3 đến 6 tháng là được rồi. Anh Nguyễn Văn Trọng (Cầu Giấy) cho biết chính vì nghĩ như vậy nên năm nay là năm thứ hai anh phải đi mua máy phát điện, năm ngoái anh mua 1 chiếc nhãn hiệu GENERATOR 2,5 KVA của Trung Quốc với giá 3,5 triệu tại chợ trời (bảo hành 6 tháng), nhưng cho đến nay thì không thể sử dụng được nữa. Có khi không thể khởi động nổi, khi dùng nguồn điện không ổn định lúc thì rất sáng, lúc thì rất tối. Càng ngày tiếng ồn càng lớn và khói ra rất nhiều, cuối cùng thì máy vẫn chạy nhưng không phát ra được điện, khi đem ra thợ để sửa thì được biết đã bị hỏng quả píttông nhưng không có phụ tùng thay thế.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này, đa số các loại máy trôi nổi này do một số cơ sở tư nhân tại Việt Nam mua linh kiện về tự lắp ráp thủ công, linh kiện không đồng bộ, chất lượng linh phụ kiện rất kém, độ chính xác không cao sẽ dẫn đến tình trạng phát điện không ổn định là đương nhiên. Tất cả các loại giấy bảo hành do cửa hàng đứng ra bảo hành bằng giấy viết tay đều không có giá trị thực. Đặc biệt các loại máy này không được thiết kế ổn áp đầu ra (bộ phận không thể thiếu trong máy phát điện) do vậy khi sử dụng dẫn đến chập cháy thiết bị là rất dễ xảy ra.
Một kỹ sư bán hàng của Cty Diethelm (chuyên phân phối các loại máy phát điện Cummins của Mỹ) cho biết, khi mua nên chú ý giấy bảo hành phải của chính hãng (thường bảo hành miễn phí 1 năm hoặc 1000 giờ, tuỳ điều kiện nào đến trước và tuỳ từng hãng). Cũng theo kỹ sư này, người tiêu dùng khi mua máy phát điện phải được tư vấn theo sự thoả thuận để tính được tổng phụ tải và những phụ tải ưu tiên khi sử dụng máy phát điện. Đây là yếu tố rất quan trọng, để tránh tình trạng quá tải dẫn đến chập cháy máy, thiết bị trong gia đình.
Do không sử dụng thường xuyên, bình ắc quy sẽ bị hao điện, vì vậy một hai tuần nên khởi động máy từ 5 – 10 phút. Khi đấu điện cần lưu ý đấu đúng cực, nên mua thêm các thiết bị bảo vệ như Aptomat, chọn các loại áp có chỉ số tương ứng với công suất của máy không cao hoặc thấp quá. Khi đi mua máy nên nhờ người có chuyên môn về điện đi cùng. Nên chọn mua tại các đại lý được uỷ quyền, có chứng nhận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ (C/O, C/Q) rõ ràng.
Giá một số loại máy phát điện chính hãng:

MÁY PHÁT ĐIỆN HYUNDAI HY1200L (0.9 – 1.0KW) 5,900,000
MÁY PHÁT ĐIỆN HYUNDAI HY2200F (2.0-2.2 KW) 7,800,000
MÁY PHÁT ĐIỆN HYUNDAI HY2500L (2.0-2.2 KW) 11,000,000

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

CẨN THẬN KẺO MUA MÁY PHÁT ĐIỆN “DỰNG”

Do mùa hè thường xảy ra tình trạng cắt điện, thiếu điện để sinh hoạt, lại thêm sự “hứa hẹn” cắt điện ngẫu hứng của mấy ông Nhà Điện nên ngay từ đầu tháng 2 thì thị trường máy phát điện đã bắt đầu “nóng” .

Cẩn thận khi mua máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp

Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ, thiếu thông tin trước khi mua nên đã có một số người tiêu dùng mua phải máy phát điện “rởm”, là hàng “dựng” lại từ những chiếc máy phát điện cũ.
Máy phát điện dân dụng tiêu thụ mạnh

Tham khảo trên các phố chuyên bán máy phát điện như Trường Chinh, phố Huế, Nguyễn Lương Bằng…  đã có rất nhiều người tìm mua máy phát điện để đối phó với việc cắt điện. Dòng máy tiêu thụ mạnh nhất trong thời điểm hiện nay là các loại máy phát điện dùng cho gia đình, có công suất từ 0,8 – 2,5kVA. Với những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Honda, Hyundai,  Firman.. có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… có giá thành trung bình từ 8 – 18 triệu đồng/máy.
Cần tìm hiểu kỹ trước khi mua máy phát điện

Qua tìm hiểu, trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán các loại máy phát điện không rõ nguồn gốc, chủ yếu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Tại khu vực “Chợ Trời”  có bày bán khá nhiều loại máy phát điện không hề có tên tuổi, nhãn hiệu, được bán với giá khá rẻ, chỉ bằng nửa, thậm chí là 1/3 so với những sản phẩm cùng loại là hàng chính hãng.
Khi người mua có nhu cầu, người bán hàng sẽ bảo hành cho mỗi sản phẩm trong thời gian 6 tháng với giấy bảo hành chính là Phiếu xuất thanh toán; nếu khách hàng có nhu cầu muốn dán nhãn hiệu hãng máy phát nào, chủ hàng cũng đáp ứng được hết. Tuy nhiên, những loại máy phát điện này chủ yếu là hàng “dựng”, được các cơ sở tư nhân sản xuất với linh kiện trôi nổi, được lắp ráp rất ẩu.
Anh Nguyễn Xuân An (khu Linh Đàm) cho biết: Năm ngoái, do chưa tìm hiểu kỹ nên tôi đã mua phải một chiếc máy hàng “dựng” kiểu này. Dùng một thời gian, loại máy phát điện này khi vận hành kêu rất to, tốn xăng, trong khi đó nguồn điện cung cấp thì lại chập chờn, không ổn định, lâu không dùng thì rất khó để có thể khởi động lại được. Khi đem ra hàng sửa chữa, qua kiểm tra kỹ còn phát hiện chiếc máy này còn không có ổn áp đầu ra – điều này khiến máy phát điện dễ xảy ra chập, cháy trong khi chạy, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều máy phát điện đã qua sử dụng với chất lượng còn khoảng 70 – 80%, giá thành khá hợp lý. Tuy nhiên, nếu không có những kiến thực nhất định về máy phát điện, người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng cũ nát được tân trang lại, hay những máy bị hỏng vặt, mà linh kiện thay thế lại đắt gần bằng máy mới… Đặc biệt, đây còn là cơ hội để các cửa hàng bán tống bán tháo các loại máy “rởm”, được gắn nhãn mác hàng cũ, “xịn”, cần thanh lý.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu đi thuê máy phát điện về sử dụng, người tiêu dùng nên chạy thử trước khi thuê, xem máy vận hành có ổn định, có gây ra tiếng ồn hay hiện tượng gì khác lạ hay không để tránh tình trạng chủ hàng “đổ vạ” cho khách thuê làm hỏng máy, trong khi máy đã bị bệnh từ trước đó.
Mọi nhu cầu tư vấn về máy phát điện, xin liên hệ:
Công ty CP Đầu tư công nghệ Lê Hoàng
Hotline: 3722 7992/ 0989 608 600
Nguồn: hyundaimayphatdien.wordpress.com

CÁC DẠNG HƯ HỎNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

I.1.Các dạng máy phát điện

Máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp

* Ngắn mạch nhiều pha trong cuộn stator. (1)
* Chạm chập giữa các vòng dây trong cùng 1 pha (đối với các máy phát điện có cuộn dây kép). (2)
* Chạm đất 1 pha trong cuộn dây stator. (3)
* Chạm đất một điểm hoặc hai điểm mạch kích từ. (4)
I.2. Các tình trạng làm việc không bình thường của máy phát điện:
* Dòng điện tăng cao do ngắn mạch ngoài hoặc quá tải. (5)
* Điện áp đầu cực máy phát tăng cao do mất tải đột ngột hoặc khi cắït ngắn mạch ngoài. (6)
Ngoài ra còn có các tình trạng làm việc không bình thường khác như: Tải không đối xứng, mất kích từ, mất đồng bộ, tần số thấp, máy phát làm việc ở chế độ động cơ, …
II. CÁC BẢO VỆ THƯỜNG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN
Tuỳ theo chủng loại của máy phát (thuỷ điện, nhiệt điện, turbine khí, thuỷ điện tích năng…), công suất của máy phát, vai trò của máy phát và sơ đồ nối dây của nhà máy điện với các phần tử khác trong hệ thống mà người ta lựa chọn phương thức bảo vệ thích hợp. Hiện nay không có phương thức bảo vệ tiêu chuẩn đối với máy phát điện cũng như đối với các thiết bị điện khác. Tuỳ theo quan điểm của người sử dụng đối với các yêu cầu về độ tin cậy, mức độ dự phòng, độ nhạy… mà chúng ta lựa chọn số lượng và chủng loại rơle trong hệ thống bảo vệ. Đối với các máy phát điện công suất lớn, xu thế hiện nay là lắp đặt hai hệ thống bảo vệ độc lập nhau với nguồn điện thao tác riêng, mỗi hệ thống bao gồm một bảo vệ chính và một số bảo vệ dự phòng có thể thực hiện đầy đủ các chức năng bảo vệ cho máy phát.
Để bảo vệ cho máy phát điện chống lại các dạng sự cố nêu ở phần I, người ta thường dùng các loại bảo vệ sau:
* Bảo vệ so lệch dọc để phát hiện và xử lý khi xảy ra sự cố (1).
* Bảo vệ so lệch ngang cho sự cố (2).
* Bảo vệ chống chạm đất một điểm cuộn dây stator cho sự cố (3).
* Bảo vệ chống chạm đất mạch kích từ cho sự cố (4).
* Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài và quá tải cho sự cố (5).
* Bảo vệ chống điện áp đầu cực máy phát tăng cao cho sự cố (6).
Ngoài ra có thể dùng: Bảo vệ khoảng cách làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ so lệch, bảo vệ chống quá nhiệt rotor do dòng máy phát không cân bằng, bảo vệ chống mất đồng bộ, …
Hãy liên hệ với chúng tôi để được sự tư vấn tốt nhất:
Công ty CP Đầu tư công nghệ Lê Hoàng
Hotline: 3722 7992/ 0989 608 600

Nguồn: hyundaimayphatdien.wordpress.com

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

KHÔNG NÊN SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN CHO MÁY TÍNH?

Thời gian gần đây, do thiếu điện nên ở nhiều khu vực – đặc biệt là các vùng xa trung tâm thành phố – hay bị cắt điện. Một số gia đình có điều kiện nên đã sắm máy phát điện hoặc bộ kích điện để sử dụng các thiết bị điện trong nhà những lúc mất điện.

Máy phát điện và những lưu ý khi dùng:


Máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp


Về nguyên lý chung, các thiết bị bán dẫn của máy phát điện có tuổi thọ rất cao trong điều kiện sử dụng bình thường (sử dụng đúng theo thiết kế), với thời gian trung bình trên 20 năm. Tuy nhiên, các thiết bị bán dẫn có một đặc điểm là phần lớn chỉ hoạt động trong dải điện áp cỡ vài V và bị đánh thủng (bị hỏng) ngay tức khắc khi điện áp cung cấp bị vọt lên quá ngưỡng thiết kế.
Diễn giải một cách đơn giản, nếu bạn cắm nhầm bếp điện vào nguồn điện 380V và kịp rút phích cắm trong 2 giây thì coi như bếp điện của bạn vẫn bảo toàn. Nhưng nếu cắm nhầm máy tính vào ổ điện 380V thì thời gian cần thiết để bộ máy tính đó bị phá hủy chỉ là 0,0000001 giây, có nghĩa là hỏng ngay tức khắc.
- Lý do vì sao ổn áp làm tăng nguy cơ cháy nổ máy tính?
Hầu hết các ổn áp thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay đều sử dụng chung một nguyên lý là điện áp vào/ra được biến đổi bởi một máy biến áp (làm bằng cuộn dây đồng lõi thép silic) thay đổi bằng một mô-tơ điện và được điều khiển bởi một bộ điều khiển bán dẫn với các van kiểm soát đầu ra an toàn bằng các rơ-le cơ học và cầu chì.
Trong các tình huống thông thường, điện áp đầu vào thay đổi một cách từ từ thì bộ biến áp bằng mô-tơ điện sẽ điều chỉnh dần mức biến đổi điện áp đầu vào/đầu ra phù hợp, do đó điện áp đầu ra ổn định (chức năng ổn áp).
Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, điện áp đầu vào đột ngột thay đổi cỡ vài chục V, chẳng hạn 50V, từ mức 170V lên 220V thì điện áp đầu ra sẽ thay đổi với một tỷ lệ tương ứng từ mức điện áp ổn áp hiện thời 220V lên mức 220/170 * 220 = 293V (mức biến đổi tương ứng với tỷ lệ của biến áp hiện thời). Trong khoảng thời gian tích-tắc, mô-tơ điện làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp và rơ-le bảo vệ quá áp sẽ không thể phản ứng kịp vì các thiết bị cơ học đều cần thời gian khởi động và thực thi. Khi đó, các thiết bị sử dụng điện bị “nướng chín” đầu tiên chính là máy tính, trong khi bếp điện, tủ lạnh, điều hòa có thể không hề hấn gì.
Trong khi đó, giả sử bạn không sử dụng ổn áp, thì mức điện áp đầu vào từ 170V đến 220V là hoàn toàn bình thường với bộ nguồn máy tính. Do bản thân nguồn máy tính đã là một bộ ổn áp hoàn toàn bằng bán dẫn (không có các thiết bị cơ khí) nên có tốc độ phản ứng rất cao, hoàn toàn theo kịp sự biến đổi bất thường của nguồn điện trong dải điện áp hoạt động được thiết kế trước -thông thường từ 150V đến 240V.
- Lý do vì sao máy phát điện làm tăng nguy cơ cháy nổ máy tính?
Nguyên lý cơ bản của máy phát điện là chuyển đổi năng lượng từ cơ sang điện. Máy nổ sẽ làm quay mô-tơ phát điện và dòng điện được cấp ra các thiết bị sử dụng (phụ tải). Một bộ điều khiển của máy nổ sẽ luôn luôn đo đạc điện áp đầu ra và điều chỉnh tốc độ quay của động cơ bằng cách điều chỉnh ga (xăng) vào động cơ nhiều/ít sao cho điện áp cấp đầu ra được giữ ổn định ở mức 220V.
Có lẽ không khó để bạn có thể hình dung là điện áp đầu ra của máy nổ phụ thuộc vào tốc độ vòng quay của động cơ và mức sụt áp do phụ tải, còn tốc độ vòng quay của động cơ và mức sụt áp này phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ mở của bướm ga (lượng xăng chảy vào buồng đốt) và phụ tải (công suất sử dụng ở đầu ra, tương tự như xe ô tô chở nặng hay chở nhẹ). Trong trường hợp công suất của máy phát điện rất lớn và phụ tải nhỏ thì điện áp đầu ra khá ổn định. Nhưng thực tế các máy phát điện gia dụng thường có công suất nhỏ, do đó điện áp đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào phụ tải.
Trong trường hợp phụ tải bị cắt đột ngột (chẳng hạn bạn sử dụng nồi cơm điện chạy bằng nguồn máy phát và cơm đến lúc chín, rơ-le nhiệt cắt điện vào nồi) thì điện áp đầu ra sẽ tăng đột ngột. Về mặt nguyên lý, bộ điều khiển của máy nổ sẽ giảm ga ngay lập tức để giảm điện áp nhưng thực tế nó có một độ trễ và thời gian trễ đó đủ để hủy diệt bộ máy tính của bạn.
- Lý do vì sao UPS làm tăng nguy cơ cháy nổ máy tính?
UPS (bộ lưu điện) được sản xuất chuyên dụng dành cho máy tính, do vậy nếu nói UPS làm tăng nguy cơ cháy nổ thì có thể nhiều người bật cười. Tuy nhiên đây là một thực tế.
Nguyên lý của UPS là sử dụng một ắc quy được sạc điện thường xuyên và một bộ “kích” điện để biến đổi từ dòng điện của ắc-quy sang điện áp 220V trong trường hợp điện áp nguồn bị mất (bộ kích điện này chỉ hoạt động khi mất điện đầu vào). Nguyên lý bộ kích điện của UPS là sử dụng các bóng bán dẫn công suất lớn (đôi khi được đóng gói dưới vỏ của một IC) tạo thành một bộ dao động với nguồn ắc-quy. Bộ dao động này sẽ cố gắng tạo một sóng dao động xoay chiều hình sin 50Hz giống như nguồn điện thông thường chúng ta sử dụng và thông qua một bộ biến áp để đưa lên thành điện áp xoay chiều 220V/50Hz.
Nguyên lý thì đơn giản như một bài thực tập của một kỹ thuật viên điện tử mới vào nghề, nhưng thực hiện lại hết sức phức tạp ở mấy lý do:
+ Hình dạng Sóng của điện áp đầu ra hết sức khó để có được hình sin, nếu như không nói rằng không thể làm được dù ngay với cả UPS đắt tiền nhất. Người ta chỉ có thể cố làm cho giống mà thôi. Trong đó có 2 điểm nguy hiểm, một là có thể sinh ra các sóng có đỉnh rất nhọn, đưa điện áp đầu ra cao lên tới vài trăm V trong một khoảng thời gian cực ngắn mà các thiết bị đo thông thường dùng đồng hồ không thể phát hiện được, chỉ có thể phát hiện được bằng các máy đo sóng. Hai là sóng đầu ra méo, tức là khác nhiều hình sin, do đó làm thay đổi toàn bộ các hoạt động của các thiết bị sử dụng. Lưu ý các thiết bị sử dụng điện có chứa các biến áp, cuộn cảm,… sẽ thay đổi đặc tính hoàn toàn khi hoạt động với nguồn điện đầu vào khác hình sin tần số 50Hz.
+ Các thiết bị bán dẫn rất nhạy cảm với điện áp cao, do đó nếu các bóng bán dẫn (hoặc IC) của bộ kích điện chất lượng kém thì dễ hỏng. Khi hỏng, có nguy cơ cao nướng các thiết bị sử dụng qua UPS.
Do vậy, nếu sử dụng UPS chất lượng kém thì điện áp đầu ra rất méo, khác xa với hình sin và có thể lẫn những sóng có đỉnh rất nhọn và các đỉnh nhọn này chính là một trong những “sát thủ” cho thiết bị bán dẫn, trong đó có máy tính. Đặc biệt, quan trọng hơn là hình dạng của sóng điện áp nếu khác xa với hình sin thì sẽ dẫn đến hoạt động rối loạn của bộ cấp nguồn của các thiết bị sử dụng qua UPS, đặc biệt là bộ nguồn máy tính. Các đáp ứng vào/ra của bộ nguồn khi được cấp 1 nguồn điện vào khác xa với tính toán lúc chế tạo sẽ là nguyên nhân làm tiêu tùng bộ máy tính của bạn.
- Lý do vì sao Bộ kích điện làm tăng nguy cơ cháy nổ máy tính?
Nguyên lý của Bộ kích điện biến đổi từ nguồn điện ắc-quy lên điện áp 220V để sử dụng các thiết bị điện trong nhà cũng giống như với UPS, chỉ có một vài đặc điểm khác biệt:
+ Bộ kích điện thì hoạt động liên tục, còn UPS chỉ chạy vài phút sau khi mất nguồn điện đầu vào.
+ Bộ kích điện thường là công suất lớn, sử dụng cho nhiều loại thiết bị chứ không riêng gì máy tính. Thông thường nó được thiết kế tối ưu cho đèn và quạt, do vậy nếu sử dụng cho máy tính thì chất lượng nguồn điện cung cấp kém phù hợp.
Bộ kích điện mang trong mình đầy đủ các nguy cơ của UPS như trên, nhưng bên cạnh đó còn một vấn đề quan trọng là phần lớn các bộ kích điện được bán ở Việt Nam thường là hàng chất lượng thấp, do đó nguy cơ “nướng” máy tính bằng bộ kích điện là rất cao.
Do vậy chúng tôi khuyến cáo Quý khách hàng như sau:
- Trong máy tính (bao gồm cả màn hình) đã có sẵn bộ nguồn ổn áp, vì vậy Quý khách nên tránh sử dụng ổn áp trong mọi trường hợp. Quý khách chỉ nên lắp đặt một cầu chì “thật nhạy” nếu sử dụng ở những vùng điện áp thường trồi sụt. Những nơi có nguy cơ cao về sét đánh hoặc sét lan truyền, Quý khách nên lắp đặt các thiết bị chống sét đường dây. Đặc biệt, nhất thiết phải rút nguồn máy tính khỏi ổn áp trong trường hợp mất điện, vì như đã nói bên trên, vào thời điểm có điện trở lại thì điện áp đầu ra có thể vọt lên rất cao.
- Nếu buộc phải sử dụng UPS, nên chọn loại có chất lượng tốt, uy tín lâu năm.
- Khi sử dụng máy phát điện, tốt nhất không nên sử dụng máy tính. Hoàn toàn không nên dùng nếu máy phát điện của bạn có công suất tối đa thấp hơn 5 lần tổng toàn bộ phụ tải (chẳng hạn phụ tải là 1KW thì máy nổ tối thiếu là 5KW). Tuyệt đối không sử dụng nếu máy nổ là loại chất lượng thấp hoặc chưa được kiểm chứng. Không bao giờ cắm máy tính vào máy phát tại các thời điểm khởi động và dừng máy phát điện vì đây chính là khoảng thời gian điện áp đầu ra không ổn định.
- Tuyệt đối không sử dụng máy tính qua Bộ kích điện.
Chúc Quý khách sử dụng bộ máy tính của mình lâu bền, vượt qua nhiều mùa thiếu điện hay mưa bão.
Tác giả: Invento

CÁCH CHỌN MUA MÁY PHÁT ĐIỆN

Bạn nên chọn lựa sản phẩm phù hợp với mục đích và túi tiền. Tuy nhiên, bạn không nên ham rẻ mua máy phát điện trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp

Trước khi mua máy phát điện, nên đếm trước các thiết bị sử dụng điện trong gia đình để có thể chọn mua thiết bị phát điện có công suất lớn hơn nhằm tránh tình trạng quá tải, gây chập điện, cháy các vật dụng nối với máy phát điện
Nếu chỉ sử dụng trong gia đình với mục đích thắp sáng, quạt hoặc tivi thì bạn chỉ cần mua loại công suất vừa và nhỏ từ 2 đến 4 kW. Còn nếu muốn sử dụng thêm các thiết bị ngốn điện như điều hoà thì nên chọn loại công suất lớn hơn từ 4 đến 6 kW.
Bạn nên chọn lựa sản phẩm phù hợp với mục đích và túi tiền. Tuy nhiên, bạn không nên ham rẻ mua các mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Công suất, thời gian bảo hành, độ ồn và giá tiền là các tiêu chí quan trọng nhất bạn nên cân nhắc khi chọn sản phẩm.
*Tiếp theo là cách lựa chon cụ thể máy phát điện:
Để chọn chính xác máy phát điện theo lý thuyết thì phải qua nhiều bước như tính toán công suất biểu kiến, dòng điện danh nghĩa, hệ số tiêu dùng… Vì vậy tôi chỉ tư vấn cách chọn máy phát điện đơn giản theo công suất thực và kinh nghiệm.
Trước khi chọn máy phát điện chúng ta cần tính toán tất cả công suất thực (kW) sau đó qui đổi ra công suất biểu kiến (kVA) tương ứng các hệ số công suất với các thiết bị tải như sau:
Loại tải
+,Hệ số công suất cos φ
-Mô tơ, máy lạnh, tủ lạnh, chiller:
0.8
-Đèn huỳnh quang, máy tính:
0.4
-Điện trở hoặc đèn dây tóc:
1.0
Chọn máy phát điện mới 100%:
Chọn máy phát điện mới với hệ số an toàn khoản 1.1, nghĩa là chọn công suất máy phát điện bằng cách nhân công suất tải với hệ số an toàn.
Ví dụ: công suất tải tính toán được là: 150KVA
Công suất máy phát điện cần trang bị là: 150KVA x 1.1 = 165KVA
Chọn máy phát điện đã qua sử dụng:
Tùy theo tình trạng mỗi máy phát điện đã qua sử dụng mà ta có hệ số an toàn từ 1.1 – 1.25
Ví dụ: công suất tải tính toán được là: 150KVA
Công suất máy phát điện đã qua sử dụng cần trang bị là: 150KVA – 187.5KVA tùy tình trạng máy tốt hay xấu
*LƯU Ý:
Khí chọn lựa máy phát điện cần một số lưu ý như sau:
- Số thiết bị tải sẽ tăng trong tương lai gần à Cần dự trù công suất cho các thiết bị tải tăng này.
- Dòng khởi động của các thiết bị có dòng khởi động lớn như mô tơ, máy nén… ở nhà máy nước, nhà máy gỗ…
- Công suất tải thay đổi liên tục.
- Các loại tải hay sinh ra công suất ngược như cần trục, mô tơ công suất lớn, thang máy…
- Khi chọn máy nên căn cứ theo công suất liên tục của máy vì công suất dự phòng là công suất chỉ chạy được 1h trên mỗi 12h chạy máy.
Một số lưu ý khi chọn mua:
- Khi có nhu cầu mua máy phát điện thì bạn cần liệt kê thật chi tiết các thiết bị điện cần dùng, từ đó tính toán công suất tiêu thụ tổng rồi tính công suất máy phát điện cần mua.
- Nhằm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua máy nên chọn mua máy phát điện có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%.
- Khi lựa chọn máy phát điện, khách hàng nên chú ý lựa chọn sản phẩm có giấy bảo hành và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Khi mua máy phát cho thang máy phải có thông số kỹ thuật chính xác để chọn được loại máy phù hợp.
- Khi vận hành, máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, không ẩm ướt.
- Không đặt máy trong nhà khi vận hành nhằm tránh bị ngộ độc khí thải.
- Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS), tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới có trở lại đột ngột.
- Nên chọn mua máy có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.
- Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm, đó là máy phát điện thường gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến gia đình có trẻ nhỏ và khu vực xung quanh. Hiện đã có một số loại có hệ thống giảm thanh khắc phục điều này, bạn nên chú ý để chọn mua.
- Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS), tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới có trở lại đột ngột.
- Nên chọn mua máy có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.
- Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm, đó là máy phát điện thường gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến gia đình có trẻ nhỏ và khu vực xung quanh. Hiện đã có một số loại có hệ thống giảm thanh khắc phục điều này, bạn nên chú ý để chọn mua.
*Theo ý kiến của các chuyên gia về máy phát điện thì sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là loại máy phát điện được nhập khẩu các thiết bị chính, một số linh kiện phụ được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Ưu điểm là giá thành hợp lý nhưng chất lượng vẫn đảm bảo không thua kém nhiều so với hàng nhập khẩu từ nuớc ngoài.
Nếu bạn cần tư vấn về Sản phẩm. Hãy gọi:
Ms Kiều: 3722 7992 / 0989 608 600
Chúng tôi lấy sự hài lòng của quý khách làm lợi nhuận !!!

Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ Lê Hoàng
Số 13 /73 Giang Văn Minh- Ba Đình- Hà Nội
Website: http://www.lah.vn Điện thoại: 3.7227992/93/94